Tìm kiếm tin tức
Liên kết
 

NHỮNG NHÓM NGƯỜI ĐƯỢC TIẾP NHẬN, NUÔI DƯỠNG

TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

A. NHÓM NGƯỜI ĐƯỢC TIẾP NHẬN, NUÔI DƯỠNG

       I. NGƯỜI BẢO TRỢ XÃ HỘI CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, gồm:

       1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây: (Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội)

      a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

      b) Mồ côi cả cha và mẹ;

      c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

      d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

      đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

      e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

      g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

      h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

      i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

      k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

      l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

      - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. (Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội)

      2) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, gồm:

      a) Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội

      b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

      3) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật, gồm:

      a) Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

      b) Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

      II. NGƯỜI CẦN BẢO VỆ KHẨN CẤP, gồm:

      1) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

      2) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;

      3) Người cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

      III. NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN, NGƯỜI KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI THUỘC DIỆN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TẠI CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Nhóm người này được quy định tại Thông tư số 55/2015/TT-BLĐTBXH ngày ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý và giáo dục người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp  dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại các cơ sở trợ giúp trẻ em.

      IV. NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN

      Nhóm người này được quy định tại Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 03/8/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định tập trung người lang thang xin ăn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập.

      1) Người lang thang xin ăn;

      2) Người tâm thần lang thang;

      3) Người dẫn dắt trẻ em, người khuyết tật hoặc mang theo trẻ em, người khuyết tật đeo bám chèo kéo người đi đường, khách du lịch;

      4) Các người xã hội khác sống lang thang.

      V. NGƯỜI TỰ NGUYỆN ĐÓNG KINH PHÍ VÀO SỐNG TẠI TRUNG TÂM, gồm:

      1) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

      2) Người không thuộc diện quy định, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.

B. HỒ SƠ, THỦ TỤC TIẾP NHẬN

      I. NGƯỜI BẢO TRỢ XÃ HỘI CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

      Thành phần hồ sơ gồm:

      1) Tờ khai của người hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định  số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (kèm Mẫu số 07);

      2) Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;

      3) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp là người khuyết tật;

      4) Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;

      5) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;

      6) Giấy tờ liên quan khác (nếu có);

      7) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở trợ giúp xã hội (nếu vào cơ sở của tỉnh);

      8) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.

      II. NGƯỜI CẦN BẢO VỆ KHẨN CẤP

      Thành phần hồ sơ gồm:

      1) Tờ khai của người hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (kèm Mẫu số 07);

      2) Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của người (nếu có);

      3) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của người;

      4) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;

      5) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);

      6) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.

      III. NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN, NGƯỜI KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI THUỘC DIỆN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TẠI CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

      Thành phần hồ sơ gồm:

      1) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

      2) Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (nếu có);

      3) Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ đề nghị tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;

      4) Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);

      5) Biên bản bàn giao đối tượng của Uỷ ban nhân dân cấp xã và cơ sở;

      6) Bản sao Bệnh án (nếu có);

      7) Quyết định tiếp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      IV. NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN

      Thành phần hồ sơ gồm:

      1) Biên bản bàn giao của đơn vị chuyển giao người;

      2) Giấy chứng nhận sức khỏe (nếu có);

      Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng người trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.

      V. NGƯỜI TỰ NGUYỆN ĐÓNG KINH PHÍ VÀO SỐNG TẠI TRUNG TÂM, gồm:

      1. Thành phần hồ sơ gồm:

      a) Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (kèm Mẫu số 08);

      b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người;

      2. Khi tự nguyện đóng kinh phí vào sống tại Trung tâm, người tự nguyện được:

      a) Đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.

      b) Cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng phòng tập phục hồi chức năng.

      c) Bố trí phòng ở phù hợp, rộng rãi thoáng mát có đầy đủ đồ dùng như: tivi, tủ lạnh, bình nóng lạnh...hệ thống vệ sinh khép kín, cung cấp đầy đủ đồ dùng cá nhân sinh hoạt hàng ngày và đảm bảo vệ sinh nơi ở, vệ sinh cá nhân (đối với người không tự phục vụ).

      d) Chế độ ăn hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với lứa tuổi, ăn kiêng theo bệnh tật.

      đ) Đảm bảo các dịch vụ về đời sống văn hóa tinh thần, thể thao và giải trí, tham gia các buổi liên hoan, các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước.

      e) Được tôn trọng, quan tâm, lắng nghe và chia sẻ.

      3. Kinh phí người tự nguyện đóng

      - Mức: 4.100.000/người/tháng đối với người tự lo phục vụ cho bản thân tự: vệ sinh cá nhân, ăn uống, giặt giũ…….

      - Mức: 5.000.000/người/tháng đối với người không lo được cho bản thân cần người phục vụ, không tự vệ sinh cá nhân, không tự ăn uống, không giặt giũ…….

      - Khi người tự nguyện ốm đau, nằm viện gia đình không có người đến chăm sóc thì liên hệ với Trung tâm để thuê người chăm sóc với mức giá 400.000đ/ngày đêm.

      - Những trường hợp phát sinh khác hai bên tự thỏa thuận với nhau.

C. THỦ TỤC DỪNG TRỢ GIÚP, NUÔI DƯỠNG

      I. THẨM QUYỀN DỪNG TRỢ GIÚP, NUÔI DƯỠNG

      Giám đốc Trung tâm quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với người đối với những nhóm người đã tiếp nhận.

      II. ĐIỀU KIỆN DỪNG TRỢ GIÚP, NUÔI DƯỠNG

      1) Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của Giám đốc Trung tâm;

      2) Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (kèm Mẫu số 09);

      3) Người được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;

      4) Người đủ 16 tuổi. Trường hợp từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;

      5) Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho người;

      6) Người không liên hệ trong vòng 1 tháng;

      7) Người đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;

      8) Người chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;

      9) Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;

      10) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

      III. THỦ TỤC DỪNG TRỢ GIÚP, NUÔI DƯỠNG

     1) Người sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (kèm Mẫu số 09) (nếu có);

      2) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn Giám đốc Trung tâm quyết định dừng trợ giúp xã hội;

      3) Lập biên bản bàn giao người về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.

      4) Người lang thang, xin ăn người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình có đơn đề nghị bảo lãnh có xác nhận của chính quyền địa phương, photo hộ khẩu, CMND/CCCD gửi Trung tâm.

 

      

Tập tin đính kèm:
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 249.018
Đang truy cập 268